Tại Úc, nơi anh sinh ra, Thanh Bui đã sớm nhận biết rằng những đứa trẻ giống như anh ấy sẽ đối diện với hai hướng đi.
Một mặt, khi anh gặp được học sinh châu Á duy nhất khác học cùng trường, chờ đợi anh là sự cô lập và sự chế giễu lạnh lùng. Tuy nhiên, mặt khác, chấp nhận sự đồng hoá khi bạn biết đó là cách để trở thành “một trong nhóm những chàng trai nổi bật”
Đối với Thanh Bui, sự trẻ trung, cởi mở và năng động, đó la sự lựa chọn dễ dàng – một lựa chọn sẽ đưa anh đến đỉnh cao mà ngay cả ba mẹ anh – hai người dân nhập cư – chưa từng nghĩ đến: đầu tiên, sự nổi tiếng và chấp nhận của số đông, và sau đó, ngôi sao nổi tiếng toàn cầu và siêu sao.
Yêu cầu duy nhất là anh phải ẩn khi bản sắc Việt Nam của mình.
Và đó là lý do vì sao anh ấy sẽ dành hết thời gian tới đây để “gieo mầm” những hạt giống mà anh ấy hy vọng rằng một ngày nào đó tạo nên những con đường mới và nhiều sự lựa chọn mới cho thế hệ trẻ em Việt Nam tiếp theo.
Gần đây, khi bản giao hưởng của tiếng chó sủa và mùi thơm của dầu diesel phảng phất trong không khí, Thanh Bùi ngồi trên một chiếc ghe giữa dòng nước đậm màu phù sa trên sông Mê Kông, suy ngẫm về hành trình của gia đình anh đã bắt đầu như thế nào tại chính nơi anh đang ngồi, như là “kiếp trước”.
Đây là nơi bố mẹ anh, cùng với 85 người xa lạ, đã lấy hết cảm đảm rời bỏ đất nước họ được sinh ra để đến vùng đất mới, tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn.
Anh nói “Họ chọn ra đi năm 28 tuổi, cũng là cái tuổi mà tôi lần đầu trở về Việt Nam”. “Họ không được học hành, không tiền bạc và không gì hết ngoài mấy bộ quần áo mang theo người. Đó là lý do vì sao tôi muốn trở lại đây. Tôi muốn biết chính xác nơi họ đã ở như thế nào trước khi rời đi”.
“Khi mà bạn biết bạn đến từ đâu,” anh chậm rãi chia sẻ, “cảm giác về tình người và nguồn cội sẽ len lỏi vào trong bạn. Tôi không nghĩ là bạn thấy ỔN cho đến khi bạn biết chính xác bạn nguồn cội của bạn – và tôi đã ở trên hành trình đó và kéo dài đến hết đời.”
Đối với bất kì đứa trẻ nào được sinh ra từ người nhập cư, hành trình của họ cũng sẽ giống giống với Thanh Bùi. Mặc dù lớn lên tại Adelaide, một thành phố biển hiện đại ở miền Nam nước Úc nhưng trải nghiệm đầu đời của Thanh được giới hạn trong một nông trại nơi mà ba anh đi thu hoạch khoai tây. Khi mùa vụ bị thất bát một năm, gia đình Thanh Bui đã thu dọn hành trang đơn giản và di chuyến đến thủ đô Melbourne, khoảng cách 700km so với nơi ở hiện tại.
Thông qua mạng lưới những người nhập cư, bố mẹ anh đã tìm được ông việc may quần jean. Để khuyến khích hai con trai, Thanh và Tân, tham gia lao động, mẹ của họ đã hứa rằng sẽ cho họ một xu cho mỗi chiếc túi mà họ may được. Khi họ làm việc, Thanh nhớ lại, “em trai và tôi đều nghe được rằng cách duy nhất để phát triển bản thân là thông qua giáo dục. Mặc dù chúng tôi được phép tiêu tiền vào rau câu, nhưng với mỗi xu mà bố mẹ tôi tiết kiệm được đều dành cho việc học của anh em tôi.”
Ở nhà, hai anh em Thanh & Tân sống một cuộc sống kỷ luật, đạo đức và kỹ lưỡng như một người Việt Nam. Tuy nhiên, Thanh tả lại “cảm giác khi bắt đầu thấy anh không thuộc về nơi nào cả, điều này khiến tôi tự hỏi “tôi là ai?” Nhưng bố tôi luôn nói, “con trai, bố đã ba lần chết hụt. Điều sau cùng mà con làm sẽ làm cho ba thấy con không tôn trọng ba và tổ tiên của con chính là việc con không biết ngôn ngữ của con.”
Cuối cùng, Thanh đã giành được học bổng toàn phần của một trường nam sinh danh tiếng ở Melbourne. Bố mẹ rất xúc động, nhưng Thanh cho biết “cảm giác thật lạc lỏng, mọi ánh mắt gần như đổ dồn vào tôi. Đó là khi tôi bắt đầu hiểu được cách hoà nhập. Tôi đã học để trở thành một người Úc.”
Cùng lúc đó, Thanh nhận ra rằng ước mơ mà anh nuôi dưỡng không giống với ước mơ mà bố mẹ anh nghĩ rằng đó là ước mơ của anh. “Kể từ khi còn rất nhỏ”, anh giải thích, “Tôi đã có cảm giác rằng âm nhạc là một phần của tôi, điều này có thể đưa tôi đến thế giới mà tôi chưa bao giờ đặt chân đến.”
Bố mẹ anh đã khuyến khích anh theo đuổi đam mê nghệ thuật của mình – như là một hoạt động ngoại khoá. Nhưng vào năm 17 tuổi, tài năng của Thanh Bùi đã mang đến những sự lựa chọn đáng ghen tị, từ việc anh nhận được Học bổng toàn phần cho việc học đại học, đến việc anh trở thành ca sĩ chính trong ban nhạc với đỉnh cao là các chuyến lưu đầu tiên vòng quanh châu Á.
Đối với bố mẹ của Thanh, sự lựa chọn nghề nghiệp rất đơn giản: bác sĩ hoặc luật sư.
“Bạn có thể nhìn thấy sự tự hào trên khuôn mặt họ”, Thanh Bùi hồi tưởng lại. “Họ đã làm việc cả đời vì điều này, họ đã hy sinh mọi thứ cho điều này, thời khắc này. Đây là thành tích”. Nhưng Thanh Bùi đã quyết định phải đi theo con đường thuộc về mình. “Vì vậy, tôi hít một hơi thật sâu, tôi nuốt nước bọt, và sau đó tôi nói những lời mà tôi biết rằng điều đó sẽ làm tan nát trái tim của bố mẹ tôi:
“Bố mẹ ơi, con muốn trở thành nghệ sĩ””.
8 năm trôi qua trước khi anh trở về nhà một lần nữa
Anh ấy đã đi khắp thế giới
Anh ấy đã viết nhạc
Anh ấy đã suýt chiến thắng Austrialian Idol (tạm dịch: Thần tương âm nhạc Úc).
Và sau đó, năm 2010, khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, anh được mời về Việt Nam theo các dự án riêng lẻ – để gặp gỡ các nhà sản xuất âm nhạc, thu âm vài ca khúc và xem điều gì xảy ra sau đó.
Ba năm sau, anh ấy vẫn ở đó – biểu diễn với tư cách độc lập, tham gia những chương trình TV nổi tiếng nhất, và bắt đầu cảm nhận được “sự chấp nhận” của công chúng: một Việt kiều về nước và phát triển.
Trong khoảng thời gian ở Việt Nam, anh nhận thấy rõ hai điều: thứ nhất là sự thiếu vắng cơ sở hạ tằng hỗ trợ nghệ sĩ Việt Nam. Thanh giải thích: “Âm nhạc lúc đó là sản phẩm dành cho lớp người ưu tú, ít người có cơ hội tiếp cận”. “Một đất nước có hơn 95 triệu dân, chỉ có một số ít người chạm tay được đến giấc mơ âm nhạc. Và tài năng luôn ở đó, nhưng nếu tài năng không gặp được cơ hội thì chẳng có gì xảy ra cả”.
Thứ hai thì mang tính chủ quan hơn. “Tôi đã sống giữa hai “ngôi nhà” trong khoảng thời gian 3 năm, cố gắng để tìm hiểu ý nghĩa giữa một người Việt và một người Úc trong thế giới toàn cầu hoá, và làm cách nào để dung hoà hai yếu tố này vào bản thân mình. Đó là khi tôi nhận ra rằng nếu đó là điều tôi muốn, tôi cần phải chuyển về đây. Tôi cần phải nỗ lực hết sức mình.”
Và vì vậy, ngày 01/01/2013 – Thanh Bùi đã chuyển hẳn về sinh sống tại Việt Nam và thành lập Học viện Âm nhạc & Trình diễn Nghệ thuật SOUL, ngôi trường có thể kết hợp cả hiện đại và bản sắc truyền thống của Việt Nam để “mang tâm hồn trở về với âm nhạc”.
Đó là một khởi đầu đầy thách thức.
Tại ngày hội tham quan trường Soul lần đầu tiên, có đến hàng ngàn người tham dự, nhưng chỉ 15 người đăng ký tham gia học chính thức. “Đó là một nhát dao đâm vào tim”, Thanh Bùi chia sẻ. “Mọi người đều nói rằng sẽ không được đâu. Con số tại thời điểm đó đã thể hiện thực tế. Nhưng điều đó giúp tôi hiểu được hoàn cảnh của các gia đình tại Việt Nam mà chúng tôi muốn hướng đến. Chúng tôi vẫn còn quá “Tây phương”. Phụ huynh muốn các con hát bằng tiếng Việt.”
Vì vậy, Thanh Bùi và các cộng sự của mình đã điều chỉnh chương trình giảng dạy, và dần dần danh sách học sinh đã tăng lên. “Công thức của chúng tôi là mang những ý tưởng tuyệt nhất của thế giới trong lĩnh vực nghệ thuật và thủ công về Việt Nam, chuyển ngữ và “nội địa hoá” chúng”, anh giải thích. “Điều còn thiếu ở Việt Nam là sự nhìn nhận về “ngôn ngữ nghệ thuật” – để biến chúng thành một phần trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ: trở thành những công dân toàn cầu mang trong mình giá trị truyền thống của địa phương.”
“Tổn thương, như là ví dụ, là khái niệm của phương Tây; ‘giữ thể diện’ là giá trị của người Việt Nam. “Bản sắc hiện đại” cần có cả 2 yếu tố này. Vì vậy, chúng tôi sử dụng nghệ thuật để mang lại sự can đảm cho trẻ em để các em tự tìm thấy bản sắc riêng của bản thân. Cuối cùng, đó là lý do vì sao chúng ta tồn tại – để truyền cảm hứng cho thế hệ tiếp theo không sợ hãi, để tìm và sử dụng được tiếng nói của bản thân.”
Một buổi chiều trong tuần, giữa sự giao thoa của những toà nhà hiện đại và toà nhà mang phong cách Pháp cũ của khuôn viên SOUL, Bảo Tân, 15 tuổi đã xác định được mục đích của việc học tập. Với mái tóc tài, ánh mắt kiên định, cùng với sự mạnh mẽ, Bảo nhớ lại việc ngày ngày đi ngang SOUL ngay từ khi mới 8 tuổi và “rất băn khoăn về trường đó”. Sau đó, em ấy bắt đầu viết nhạc, “và được nói những điều mà trước đây em không dám nói đến”, và em ấy đã đăng ký tham gia tất cả mọi người mà em ấy có thể học, từ thanh nhạc cho đến hip-hop. “Tất cả những điều này đã ở bên trong em quá lâu”, Bảo giải thích. “Em đã phát hiện rằng âm nhạc luôn là một phần trong em. Em không nói rằng em là người hướng ngoại nhưng em cảm thấy em có rất nhiều điều muốn nói nhưng em không tìm được cách thể hiện những điều đó. Và đôi khi, em cảm giác rất cô đơn, nhưng cũng không quá tệ vì em còn có âm nhạc luôn bên cạnh”.
Khi một nhóm học sinh bao quanh Bảo Tân – từ trẻ sơ sinh đến thanh thiếu niên – đến lớp học buổi chiều của họ, Bảo Tân suy nghĩ về thế hệ của mình và những gì âm nhạc có thể mang lại. “Rất nhiều bạn tuổi teen bây giờ, không phải lúc nào cũng biết được điều bản thân mong muốn là gì. Chúng em không biết phải làm gì và theo đuổi như thế nào – vậy nên điều này rất khó, ngay cả với bản thân em. Em cảm thấy đôi khi, em sợ khi phải nói, liệu rằng có ai đó đang đánh giá điều em đang nói hay không. Bạn sẽ phải nghe theo lời dạy của bố mẹ. Nhưng đâu là cách để em phải học cách thể hiện bản thân mình? Khi bạn nhìn tôi, bạn nghĩ tôi là người như thế nào – và đó có giống với cách mà tôi đang nghĩ về bản thân mình hay không?
“Rất nhiều bố mẹ ở Việt Nam, họ có xu hướng nuôi dạy con của họ với mong muốn con họ sẽ trở thành doanh nhân hay luật sư. Nhưng có rất nhiều đứa trẻ ngoài khi giống em. Bố mẹ mong muốn chúng em sống trong “vùng an toàn”. Nhưng với em, mỗi người đều có cái riêng – chúng em vẫn lớn lên từ trong suy nghĩ và thể chất. Bố mẹ muốn chúng em “ổn định”. Và âm nhạc không nằm trong khái niệm “vùng an toàn” hay “ổn định”.
“Nhưng âm nhạc đã nhắc nhở tôi sống chậm lại. Hãy cứ là chính bạn. Tôi vẫn là Bảo Tân. Chỉ cần biết được người mà bạn muốn trở thành là ai.”
Một thập kỷ trôi qua, Thanh Bùi đang nhìn thấy tương lai trong đó những bài học của SOUL sẽ được áp dụng cho hàng triệu Bảo Tân khác, toàn quốc. Vào năm 2020, Thanh Bùi đã thành lập trường mầm non được thiết kế trực tiếp dưới sự tư vấn và hướng dẫn của các chuyên gia tại Reggio Children theo hướng tiếp cận Reggio Emilia – đây là trường được tạo nên với mục tiêu trở thành trường mẫu, với mong muốn thay đổi nền giáo dục mầm non trên toàn quốc. Thanh đã kết hợp với Đại học Turku, Phần Lan cùng với Dự án Project Zero – phối hợp với Đại học Harvard, để suy nghĩ về các vấn đề kiểm định và đánh giá chất lượng học tập. Thay vì cố gắng tạo ra cái mới, Thanh đã ký hợp đồng nhượng quyền với các đơn vị cung cấp chương trình đào tạo, giảng dạy hiện đại, như chương trình Kindermusik của Đức với đối tượng là các bé từ 4 tháng đến 4 tuổi. Và anh ấy đã bắt đầu xây dựng “thành phố học tập” cho một triệu học sinh sinh viên với hệ thống trường liên cấp mầm non – lớp 12, trường cao đẳng – đại học, học viện âm nhạc nghệ thuật và khu phức hợp thể giao – giải trí.
“Thế giới đang thay đổi”, anh ấy nói giữa tiếng xe máy, tiếng xe taxi và khói bụi. “Mục đích của trường học cũng vậy. Chúng ta phải kết nối khía cạnh nghệ thuật và khoa học cũng như kết hợp giữa người nghệ sĩ và doanh nhân. Nghệ sĩ múa và kĩ sư. Trẻ em Việt Nam và Công dân toàn cầu. Nếu chúng ta thật sự mong muốn thay đổi cách nhìn nhận chúng ta và nghệ thuật, chúng ta cần xây dựng hệ sinh thái mới và đặt Giáo dục sáng tạo vào trong tâm của giáo dục”.
“Chúng tôi là một quốc gia không ngại khó. Nhưng thay đổi nhận thức vẫn còn rất khó. Bố mẹ tôi còn cảm thấy bất lực. “Đâu là nhà? Tương lai là gì?” Nhưng nếu chúng ta tạo cơ hội cho mỗi trẻ em Việt Nam tiếp cận nghệ thuật, chúng ta có thể giúp các em hiểu về cội nguồn và phát triển toàn diện cách nhìn nhận về cuộc sống.
“Không biết mình là ai, không có mục tiêu, đó là vấn đề lớn nhất trên thế giới này. Điều cốt lõi là trả lời cho câu hỏi “tôi là ai?” Cái gút ở đây chính là sự khác nhau giữa văn hoá và những đặc điểm nhận dạng nghề nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau. Đó là điều mà chúng ta có thể liên tưởng đến trong thế giới hiện đại và luôn kết nối này.”
Như lời Thanh chia sẻ, giọng hát của một cậu bé có thể thể vang lại từ một trong những phòng học. Cậu bé ấy đang hát một ca khúc trữ tình Việt Nam, đẹp và chậm rãi, và âm thanh đó đã khiến cho nước mắt của Thanh rơi.
“Chúng tôi đã đấu tranh với chính mình trong rất nhiều năm,” anh tiếp tục chia sẻ, tay anh vuốt những lọn tóc đen dày. “Nhưng 45 năm vừa rồi, chúng ta trải qua thời bình chưa từng có. Những sản phẩm của hiện đại cũng như chúng ta, ai sẽ là người kết nối hai thế giới. Chúng tôi chia sẻ chung một câu chuyển. Và chúng tôi đã luôn tìm kiếm đường về nhà để hiểu mình là ai và mình đại diện cho điều gì.
“Khi mọi người nghĩ về Việt Nam, chúng tôi không muốn nghĩ về chiến tranh nữa; chúng tôi mệt mỏi với nó. Đây là thời khắc cho những câu chuyện mới – chuyện của hy vọng.”
Sam Chaltain · 06/01/2021
Link: https://samchaltain.medium.com/how-the-arts-arts-education-can-save-the-world-c3d8c9b3f27c